400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 25)

42. Phụ nữ mang thai có những đặc điểm sinh lý gì? (tiếp)
4. Về huyết áp
Không có sự thay đổi lớn đối với những trường hợp mang thai bình thường, khi gần đến ngày sinh nở thì có thể cao hơn một chút. Thế nhưng huyết áp tối thiểu không nên vượt quá huyết áp cơ bản 40 mmHg, huyết áp tối đa không nên vượt quá 20 mmHg.
5. Hệ hô hấp
Lượng ôxy cần cho thời kỳ mang thai và lượng carbonic (CO2) thải ra ngoài đều tăng nên phổi phải làm việc nhiều. Đồng thời, do mô hoành cách bị đẩy lên vì tử cung ngày càng to lớn nên khoang ngực bị hẹp lại. Vì vậy, người phụ nữ thường hay thở gấp.
6. Hệ tiêu hóa
Phần lớn số phụ nữ có thai đều có phản ứng nghén trong thời gian đầu khi mới mang thai như chán ăn, buồn nôn, nôn oẹ… Do acid trong dạ dày tiết ra ít, sự nhu động của thành ruột kém nên họ hay đầy bụng và táo bón. Ngoài ra, gan cũng phải hoạt động nặng hơn trong thời kỳ có thai.
7. Hệ triết niệu
Khi có thai, do cả mẹ cả con thay nhau bài tiết nên thận phải hoạt động nhiều. Lưu lượng máu trong thận và lượng lọc của tiểu cầu thận tăng 30 – 50% so với trước khi có thai. Nếu vượt quá khả năng hấp thụ nặng nề của tiểu cầu thận, có thể gây ra “đái đường có tính sinh lý” trong thời kỳ có thai. Dưới tác dụng của nội tiết tố progesteron, sức căng của ống dẫn nước tiểu kém, nhu cầu chậm, cộng thêm với việc bàng quang bị tử cung đè lên, nước tiểu thải ra không hết, vì thế dễ bị viêm nhiễm hệ tiết niệu. Trong thời gian đầu có thai, tử cung to lên, đẩy bàng quang lên phía trên và đè lên bàng quang, vì vậy hay đi giải nhiều sau khi tử cung phồng to lên, lên cao đến khoang bụng, đỡ đè lên bàng quang làm giảm bới số lần đi giải. Cuối thời gian mang thai, do đầu thai nhi chúc xuống đè vào bàng quang, số lần đi giải lại tăng lên.
8. Hệ nội tiết
Trong thời gian có thai, khí quan, nội tiết đều có những thay đổi rõ rệt về kết cấu và cơ năng. Thuỳ trước của tuyến yên rộng gấp 2 -3 lần so với bình thường, có lần cao quá mức bình thường, vì vậy kích thích các tuyến nội tiết của toàn thân lên cao quá mức theo. Tuyến giáp trạng tăng 30 – 40% so với bình thường, chúng ta thường thấy cổ người phụ nữ có thai to lên là do nguyên nhân này. Do tuyến giáp trạng to lên nên cơ thể người phụ nữ cũng theo đó to lớn lên. Các bộ phận khác nhu tuyến thận, tuyến giáp trạng phụ cũng tăng theo.
 9. Hệ thần kinh
Trong thời gian có thai, do sự thay đổi của hệ thần kinh, người mẹ có thể có nhiều thay đổi về trạng thái thần kinh chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, háo ngủ, vị giác và tâm trạng không ổn định.
10. Da dẻ
Khi có thai, sắc tố da thường sẫm lại, nhất là ở xung quanh đầu vú, âm hộ, đường sọc chính giữa rốn phía dưới rốn hai bên mũi, má thường có vết xạm. Có người sau khi sinh con xong vẫn chưa sạch hết xạm do tuyến mồ hôi và tuyến mỡ của da tiết ra nhiều hơn, móng tay và lông tóc mọc nhanh. Trên bề mặt lớp da thành bụng, bầu vú và dọc hai bên đùi ngoài, có nhiều vết rạn của da, khi mới có thì mang màu hồng tím, khi cũ thì có màu trắng.
11. Bộ xương và dây chằng
Trọng lượng tử cung khi có thai làm cho trọng tâm cơ thể đổ về phía trước. Để giữ cân bằng, đầu và vai người mẹ phải ngả về phía sau, vì thế tạo nên “ hình dáng đàn bà chửa”. Sự thay đổi của dây chằng chỉ yếu do các dây chằng khớp và các bộ phận gắn với khung chậu lỏng ra, giúp cho xương chậu hoạt động dễ dàng, dễ mở ra cho thai nhi chui ra khi sinh con. Cá biệt có trường hợp, do dây chằng quá rão, có thể gây nên đau khớp, gây cản trở cho hành động, không thể đứng lâu hay đi lâu, hiện tượng này càng gần đến tháng sinh con càng thấy rõ, sau khi sinh con mới hồi phục được.
12. Trọng lượng cơ thể
Khi mới có thai, do ăn uống thất thường nên trọng lượng cơ thể thường bị giảm sút. Nhưng sau 4 tháng, cơ thể bắt đầu tăng cân. Tính đến tháng sinh con, có thể tăng 10-14 kg, bình quân mỗi tuần tăng 0,5 kg. Nếu trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh hoặc trọng lượng cơ thể tăng quá ít là không bình thường.
(còn tiếp)

Close [X]
1gom
1gom